Thánh chỉ của Hoàng Đế ngày xưa không ai dám làm giả chỉ vì một chữ – Khám Phá Lý Do Của Mọi Điều Trong Cuộc Sống

thánh chỉ

Tại sao thời cổ đại không thể làm giả thánh chỉ? Chuyên gia: Chỉ cần nhìn vào chữ đầu tiên trên chiếu chỉ của triều đình là có thể phân biệt thật giả!

Tần Thủy Hoàng

Hoàng đế là đại diện của một triều đại, là biểu tượng của một quốc gia, là cốt lõi chính trị – xã hội của một triều đại và là người trị vì cao nhất thời bấy giờ, cổ nhân có câu “tam hoàng, ngũ đế”, nhưng vào thời kỳ đó họ không phải là hoàng đế theo đúng nghĩa, họ chỉ là đại diện hoặc thủ lĩnh của một bộ tộc, và nguồn gốc thực sự của hoàng đế chỉ sau khi Tần Thủy Hoàng (Doanh Chính) thống nhất sáu nước.

Sau khi thống nhất Tần Thủy Hoàng rất coi trọng chiến tích của ông, cho rằng ông là “Đức Kiêm Tam Hoàng, Công Cái Ngũ Đế” nên đã gộp hai danh hiệu cao nhất lúc bấy giờ là “Hoàng” và “Đế” thành “Hoàng Đế” ý chỉ người lập quốc.

Danh hiệu này đã được truyền lại, và Thiên Tử người đứng đầu của các triều đại sau được gọi là Hoàng Đế.

ngọc tỷ

Từ cổ chí kim, hai tín vật trứ danh của Hoàng Đế gồm có: “Một là ngọc tỷ, một là thánh chỉ”. Chắc hẳn ai cũng đã quen thuộc qua các bộ phim truyền hình cổ trang. Chỉ những người đủ tư cách làm hoàng đế mới nắm trong tay ngọc tỷ, tín vật mà các bậc đế vương đời trước truyền lại cho con cháu. Ngọc tỷ được xem “ngọc ấn của đất nước”, đồng thời cũng là vật đại diện cho Hoàng Đế một nước, như một “vật gia truyền”, được truyền từ đời này sang đời khác. Cũng có thể nói, con dấu của công ty bây giờ cũng giống như ngọc tỷ ngày xưa, và người có con dấu chính là ông chủ của công ty.

Ngọc tỷ của vua

Vậy ngọc tỷ đầu tiên có từ khi nào?

Phải kể đến chiến tích của Tần Thủy Hoàng, ngọc tỷ truyền quốc nguyên là Hòa thị Bích, tức Ngọc bích họ Hòa. Quốc bảo của nước Sở thời Chiến Quốc, sau lưu lạc các nước rồi mới được Thủy Hoàng Đế dùng để đẽo ngọc. Ông quy định chỉ hoàng tộc mới được dùng ấn từ ngọc. Còn quan lại thì được chế tạo bằng đồng.

Từ đó, “Ngọc tỷ truyền quốc” trở thành vật tượng trưng ngôi vị, quyền lực của các hoàng đế. Ngôi Hoàng đế là do trời ban. Các vua mới lên ngôi, điều trước hết là cố tìm cách chiếm hữu ngọc tỷ để chứng minh tư cách thần thánh của mình với dân chúng, và mình là người “được mệnh trời ban”.

Dưới đây chúng ta hãy nói chi tiết về “Thánh chỉ”, nói trắng ra thì đây là sắc lệnh độc quyền của hoàng đế, dùng để ban hành mệnh lệnh và truyền đạt ý chỉ, thánh chỉ do hoàng đế đích thân chắp bút, nói chi tới làm giả ngọc tỷ, và giả truyền thánh chỉ. Vì ngự bút của hoàng đế không ai dám giả mạo, đây là tội rất nặng có thể tru di cửu tộc.

Thánh chỉ

Chúng ta có thể trải nghiệm quyền lực tối cao của thánh chỉ từ các bộ phim truyền hình nổi tiếng trên màn ảnh. Dù là hoàng thân hay thừa tướng chỉ cần nghe “Thánh chỉ đến” thì tất cả mọi người có mặt ở đó đều phải lập tức quỳ xuống, lắng nghe mệnh lệnh tiếp chỉ. Một chiếu chỉ của triều đình thường có thể làm cho một thường dân được hưởng vinh hoa phú quý, và quan lại thì thăng quan tiến chức, hoặc cũng có thể khiến vương công quý tộc mất tất cả, giáng làm thứ dân hoặc chết trong tù. Đủ thấy sắc lệnh của triều đình không phải là chuyện nhỏ, rất có uy lực.

thánh chỉ

Tại sao không ai dám làm giả chỉ dụ của triều đình?

Đầu tiên, nguyên liệu để làm ra các thánh chỉ của triều đình không phải thứ mà người bình thường có được, đều là vải và lụa cao cấp, người bình thường cũng không thể có được, ngay cả hoàng thân và quan đại thần cũng không mua được. Tất cả đều là tơ tằm thượng hạng, trực tiếp tiến cống hoàng đế, người khác không lấy được.

thánh chỉ

Thứ hai là tay nghề, có thể tưởng tượng rằng nghề thủ công của hoàng tộc đương nhiên là nghề thủ công tốt nhất lúc bấy giờ, người thợ thủ công cũng phải là người thợ giỏi nhất. Thánh chỉ và Long bào của Hoàng Đế đều được khâu từng đường hết sức tỉ mẩn.

Có nhiều kiểu thêu trên thánh chỉ, và các thánh chỉ cho các thứ bậc khác nhau sẽ có kiểu thêu khác nhau. Hình thêu trên thánh chỉ của triều đình cũng được các cung tần mỹ nữ thêu dệt rất cẩn thận, các thợ thêu bên ngoài rất khó bắt chước.

Vì vậy, muốn giả mạo thánh chỉ, trước hết nguyên liệu không thể kiếm được, trừ phi trộm được. Trộm cắp trong triều đình là tội lớn, và dường như là bất khả thi.

Thánh chỉ của triều đình truyền đạt mệnh lệnh của Thiên Tử một nước cũng rất phức tạp, vấn đề an toàn cũng đặt lên hàng đầu, trên thực tế, thánh chỉ có một dấu ấn đặt biệt đó chính là chữ “奉” Phụng ở đầu, chúng ta đều biết câu đầu của thánh chỉ là “Phụng Thiên Thừa Vận, Hoàng Đế Chiết Viết” chữ “Phụng” này có thể nói là rất đơn giản, tuy nhiên chữ Phụng sẽ được viết trên hoa văn có mây, vị trí không cố định, chỉ có Hoàng Đế mới biết, tùy theo vị trí của mây, điều này càng không thể làm giả.

Điểm cuối cùng là thánh chỉ của triều đình cũng có thứ bậc, người khác nhau sẽ được ban các thánh chỉ khác nhau, tôi sẽ không giới thiệu từng người thứ bậc ở đây, mỗi khi thánh chỉ của triều đình qua tay ai thì đều phải ký tên để đề phòng bất trắc nếu có. Bạn phải thận trọng khi xử lý việc của Hoàng Đế, nếu không bạn sẽ mất mạng.

Và mấu chốt của thánh chỉ là phải có ấn ngọc – ngọc tỷ của quốc gia, nếu không thì vô dụng, không phát huy được tác dụng, ấn đã khó rèn, ấn bằng ngọc lại càng khó rèn hơn. Một khi bị phát hiện là giả mạo, sẽ chịu tội nặng, 9 đời đều phải xử chết, chính là “Thái Tuế Đầu Thượng Động Thổ”, như vuốt râu hùm, tức xúc phạm với người có quyền thế to lớn. Không ai to gan tới như vậy.

Ví dụ, trong bộ phim truyền hình nổi tiếng “Hoàng Châu Cách Cách”, Vĩnh Kỳ, Nhĩ Khang và những người khác đã giả mạo thánh chỉ cứu Tiểu Yến Tử và Tử Vy thoát khỏi lao ngục. Điều này hoàn toàn không thể được thực hiện trong thời cổ đại. Kịch bản này chỉ có thể xuất hiện trong tiểu thuyết. Hơn nữa, người thời cổ đại không cởi mở như người hiện đại, quan niệm của họ rất kiên cố, hầu hết mọi người chỉ ngoan ngoãn phục tùng. Người dân thường coi hoàng đế là trời, điều này làm giảm đáng kể cơ hội giả mạo xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *