Lịch sử là gì?

lịch sử là gì

Mục lục bài viết

Ngày nay, tìm hiểu lịch sử dân tộc và thế giới luôn được người ta đặc biệt quan trọng. Tìm hiểu lịch sử không chỉ giúp người ta hiểu biết về cội nguồn của các sự vật, hiện tượng mà còn có ý nghĩa kế thừa, phát huy các truyền thống, thành tựu tốt đẹp. Đồng thời, rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu.

Lịch sử là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa lịch sử là gì?

Định nghĩa lịch sử?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng đến sự phát triển của loài người.

Hoạt động nghiên cứu lịch sử vô cùng đa dạng bao gồm ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về các sự kiện xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên, không phải mọi sự kiện trong thế giới loài người đều được ghi chép một cách đầy đủ. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép được coi là thời tiền sử.

Đối tượng nghiên cứu lịch sử là gì?

Đối tượng nghiên cứu lịch sử là quá khứ của loài người đặc biệt là những sự thật siêu việt của nhân loại, bao gồm cả thời kỳ tiền sử và lịch sử, sau khi xuất hiện văn bản.

Mục tiêu chính của nghiên cứu lịch sử không chỉ đơn giản là ghi lại các sự kiện và hành động mà là cố gắng hiểu các tình huống trong quá khứ và bối cảnh cũng như nguyên nhân của chúng, để hiểu rõ hơn về hiện tại.

Đặc điểm của lịch sử

Từ định nghĩa lịch sử là gì, ta thấy lịch sử có các đặc điểm sau:

– Thứ nhất: Lịch sử là các sự kiện diễn ra trong quá khứ

Đó là những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi trong không gian và thời gian nhất định. Các sự kiện này được ghi chép một cách tuyệt đối, chính xác và khách quan.

– Thứ hai: Lịch sử ghi lại những sự việc diễn ra trong quá khứ

Để nắm bắt, lưu giữ được các sự kiện trong quá khứ, con người cần diễn đạt các sự kiện trên cơ sở từ ngữ đồng thời giải thích ý nghĩa của sự kiện. Các sự kiện được ghi chép một cách tương đối và mang yếu tố chủ quan của người ghi chép thông qua các câu chuyện kể.

– Thứ ba: Lịch sử được xây dựng chính xác và khách quan dựa vào các câu chuyện kể.

Thông thường, các nhà sử học ghi lại các sự kiện trong quá khứ bằng văn bản hoặc bằng cách truyền miệng và trả lời các câu hỏi lịch sử thông qua nghiên cứu các tài liệu bằng văn bản và nội dung truyền miệng. Các nhà sử học sử dụng các nguồn vô cùng đa dạng như tượng đài, chữ khắc, hình ảnh,…

Sự khác nhau giữa lịch sử và tiền sử

Từ đã nêu ở phần lịch sử là gì, các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép được các nhà khoa học. Sự khác biệt của hai thuật ngữ này được thể hiện rõ qua bảng sau:

Tiêu chí

Lịch sử

Tiền sử

Khái niệm

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng đến sự phát triển của loài ngoài Tiền sử là thuật ngữ được sử dụng để chỉ khoảng thời gian không có hồ sơ bằng văn bản tồn tại hoặc thời gian trước khi hệ thống chữ viết được giới thiệu. Hay nói cách khác, thời tiền sử là thời kỳ trước khi hệ thống chữ viết được phát triển.

Nguồn gốc

Lịch sử được tìm hiểu thông qua hồ sơ bằng văn bản Tiền sử được nghiên cứu thông qua các tác phẩm chạm khắc, hiện vật,…

Thời gian

Lịch sử là được tính từ thời gian các sự kiện của loài được ghi chép bằng chữ viết Tiền sử là khoảng thời gian trước lịch sử. Hay nói cách khác là khoảng thời gian các sự kiện chưa được ghi chép bằng văn bản và lưu giữ bằng hồ sơ, tài liệu

Các nhà nghiên cứu

Lịch sử được nghiên cứu chủ yếu bởi các nhà sử học Các nhà nghiên cứu về thời tiền sử được gọi là nhà khảo cổ học hoặc nhà nhân học vật lý thời tiền sử.

Sự khác nhau giữa lịch sử và truyền thuyết

Trong đời sống, mỗi người con Việt Nam sớm làm quen với các câu truyện truyền thuyết như Sơn Tinh Thủy Tinh, Lạc Long Quân và Âu Cơ,…

Cùng kể về những câu chuyện trong quá khứ, nhiều người thường nhầm lẫn giữa lịch sử và truyền thuyết. Do đó, cần phân biệt rõ giữa truyền thuyết và lịch sử để hiểu rõ lịch sử là gì.

Tiêu chí

Lịch sử

Truyền thuyết

Khái niệm

Lịch sử nghiên cứu về các sự kiện có thật trong quá khứ với thời gian không gian nhất định, không thể thay đổi. Truyền thuyết là các câu chuyện phổ biến thường được coi là đúng, nhưng không được xác thực bằng chứng. Tuy nhiên, chúng có xu hương hợp lý vì sự kiện hoặc địa điểm lịch sử của họ.

Tính chất

Lịch sử là các sự kiện có thật xảy ra trong quá khứ, mang tính chính xác, khách quan. Truyền thuyết là những câu chuyện hư cấu, không hoàn toàn đúng.

Căn cứ

Lịch sử được xây dựng dựa trên các chất liệu thực tế, có thật. Truyền thuyết được truyền miệng thông qua những câu chuyện dân gian qua nhiều thế hệ.

Lịch sử và truyền thuyết đều là những câu chuyện được kể lại nhằm mục đích răn dạy, nhắc nhở thế hệ sau nhớ về cội nguồn, nhớ ơn công ơn của thế hệ trước. Bên cạnh đó, chúng còn có ý nghĩa răn đe, giáo dục các bài học kinh nghiệm quý báu về rèn luyện phẩm chất, đạo đức. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học và thực tiễn, chúng ta cần nhìn nhận đúng bản chất của chúng.

Từ việc phân tích sự khác nhau giữa lịch sử với truyền thuyết và tiền sử, chúng ta đã hiểu rõ hơn định nghĩa lịch sử là gì. Nhận thức rõ tầm quan trọng của lịch sử, lịch sử sớm được đưa vào chương trình đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân và trở thành môn học bắt buộc. Chính vì, mỗi người cần có thức tìm hiểu và tôn trọng lịch sử, từ đó phá huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Chúng tôi mong mong rằng các thông tin đã cung cấp ở trên sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *