Giờ hoàng đạo là gì? Cách tính giờ hoàng đạo chuẩn nhất – Kiến Vàng

giờ hoàng đạo là gì

Trước khi tiến hành mỗi công việc quan trọng, người ta thường đi xem giờ hoàng đạo. Nhiều quan niệm cho rằng công việc tiến hành vào giờ hoàng đạo thì sẽ trôi chảy, suôn sẻ, mang lại nhiều may mắn. Vậy giờ hoàng đạo là gì, làm thế nào để tính được giờ hoàng đạo? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giờ hoàng đạo là gì?

 Giờ hoàng đạo là giờ đại cát đại lợi
Giờ hoàng đạo là giờ đại cát đại lợi

Người Việt Nam quan niệm các giờ trong ngày được chia thành 2 loại giờ đó là giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Trong đó, giờ hoàng đạo là giờ tốt. Những công việc tiến hành trong giờ hoàng đạo không những diễn ra suôn sẻ mà còn mang lại nhiều may mắn cho mọi người xung quanh. Vì vậy để thực hiện những việc quan trọng như động thổ, an táng, cưới hỏi, khai trương,… mọi người thường tính giờ hoàng đạo.

Trái ngược với giờ hoàng đạo là giờ hắc đạo. Chữ “hắc” trong giờ hắc đạo biểu tượng cho sự đen tối, xui xẻo. Có nghĩa là tiến hành việc gì ở giờ hắc đạo cũng gặp bất trắc, khó khăn. Do đó mọi người luôn cố gắng né giờ hắc đạo khi thực hiện công to việc lớn.

Xem thêm: Taxi tải ở Hà Nội

Ý nghĩa giờ hoàng đạo là gì

Một ngày có 12 giờ được đặt tên theo 12 con giáp
Một ngày có 12 giờ được đặt tên theo 12 con giáp

Một ngày có 24 tiếng ứng với 12 giờ và tên gọi của 12 con giáp.

12 giờ ứng với tên của 12 con giáp

  • Từ 23h – 01h: Giờ Tý
  • Từ 01h – 03h: Giờ Sửu
  • Từ 03h – 05h: Giờ Dần
  • Từ 05h – 07h: Giờ Mão
  • Từ 07h – 09h: Giờ Thìn
  • Từ 09h – 11h: Giờ Tỵ
  • Từ 11h – 13h: Giờ Ngọ
  • Từ 13h – 15h: Giờ Mùi
  • Từ 15h – 17h: Giờ Thân
  • Từ 17h – 19h: Giờ Dậu
  • Từ 19h – 21h: Giờ Tuất
  • Từ 21h – 23h: Giờ Hợi

Trong 12 giờ trên sẽ có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Trong đó giờ hoàng đạo gồm giờ Minh Đường, giờ Thanh Long, giờ Kim Đường, giờ Kim Quỹ, giờ Ngọc Đường, Giờ Tư Mệnh.

Mỗi khung giờ sẽ có một đến hai chòm sao chiếu. Những chòm sao này mang đến may mắn cho công việc và gia chủ tiến hành trong khoảng thời gian đó. Những chòm sao chiếu sáng cho các giờ hoàng đạo là sao Thiên Ất, sao Ngự Trị, sao Nguyệt Tiên, sao Phúc Đức, sao Bảo Quang, sao Thiếu Vi, sao Thiên Khái, sao Phương Liễn.

Tùy vào từng khung giờ mà ý nghĩa giờ hoàng đạo mang lại cũng khác nhau. Nếu như giờ Tư Mệnh, Kim Đường giúp cho công việc làm ăn, tài chính ăn nên làm ra. Tiền vào như nước, gặt hái thành công như mong ước. Thì giờ Thanh Long sẽ mang lại chuyện đôi lứa, cưới xin vô cùng viên mãn, hạnh phúc. Ngoài ra, giờ Minh Đường lại phù hợp với những đại sự mang tính lập nghiệp bởi giờ Minh Đường là khung giờ có quý nhân phù trợ.

Xem thêm: cách tẩy vết bẩn trên tường

Giờ hoàng đạo kim quỹ là gì?

Giờ Kim Quỹ thuận lợi cho việc sinh đẻ
Giờ Kim Quỹ thuận lợi cho việc sinh đẻ

Giờ Kim Quỹ là một trong 6 khung giờ hoàng đạo đã phân tích ở trên. Đây là khung giờ được chòm sao Phúc Đức và sao Nguyệt Tiên chiếu sáng. Tương truyền rằng những đứa trẻ sinh ra vào giờ Kim Quỹ sẽ được quý nhân phù trợ. Những đứa trẻ này từ nhỏ thì thông minh, sáng láng, tới lớn làm gì cũng giỏi giang và có tương lai tươi sáng. Do đó rất nhiều người cố gắng căn giờ hoàng đạo Kim Quỹ để sinh con.

Cách tính giờ hoàng đạo

Theo quan niệm từ xa xưa, có tất cả 28 vì sao chiếu mệnh trên bầu trời hay còn gọi là nhị thập bát tú. Những vì sao này được chia thành 2 loại tốt và xấu. Những sao tốt sẽ chiếu sáng vào những giờ tốt, hay giờ hoàng đạo. Những sao xấu sẽ chiếu sáng vào giờ xấu, hay còn gọi là giờ Hắc đạo. Để xác định sao nào tốt sao nào xấu thì còn phải xem xét vào từng lĩnh vực trong đời sống như xây dựng hay cưới hỏi, buôn bán,…

Để xác định giờ hoàng đạo người ta dựa vào bảng dưới đây. Xét trong bảng này, nếu thấy chữ nào có âm Đ ở đầu tiên thì là giờ hoàng đạo

Cách tính giờ Hoàng đạo trong ngày
Cách tính giờ Hoàng đạo trong ngày

Ngày hoàng đạo là gì?

Tương tự như giờ hoàng đạo, ngày hoàng đạo là ngày đẹp, ngày tốt, ngày đại cát đại lợi cho công việc lớn. Những công việc trọng đại được diễn ra vào ngày hoàng đạo đều trôi chảy, hanh thông. Do đó để chọn ngày kết hôn, xây dựng, khai trương, mọi người luôn tìm ngày hoàng đạo để tiến hành. Vừa để mang thêm may mắn vừa để né những điều xui xẻo, tai ương.

Xem thêm: cách tiết kiệm tiền lương

Cách tính ngày hoàng đạo trong từng tháng

Theo kinh nghiệm cha ông truyền lại, những ngày hoàng đạo trong từng tháng được tính như sau:

  • Tháng Giêng, tháng Bảy: Ngày hoàng đạo là các ngày Tý, Sửu, Tị, Mùi
  • Tháng Hai, tháng Tám: Ngày hoàng đạo là các ngày Dần, Mão, Mùi, Dậu
  • Tháng Ba, tháng Chín: Ngày hoàng đạo là ngày Thìn, Tị, Hợi, Dậu
  • Tháng Tư, tháng Mười: Ngày hoàng đạo là ngày Ngọ, Dậu, Sửu, Mùi
  • Tháng Năm, tháng Mười Một: Ngày hoàng đạo là ngày Thân, Dậu, Sửu, Mão
  • Tháng Sáu, tháng Chạp: Ngày hoàng đạo là ngày Tị, Hợi, Mão, Tuất

Người sinh giờ hoàng đạo tốt hay xấu?

 Người sinh giờ hoàng đạo được quý nhân phù trợ
Người sinh giờ hoàng đạo được quý nhân phù trợ

Như đã phân tích ở trên, giờ hoàng đạo, ngày hoàng đạo là ngày tốt, giờ tốt làm gì cũng suôn sẻ. Do đó những người sinh giờ hoàng đạo là người cực kì may mắn. Người này sinh vào giờ có sao tốt chiếu mạng. Vận mệnh sẽ cực kì tốt đẹp và thành công, gặp nhiều may mắn, gặp nguy cũng hóa an. Tương lai làm công việc trong đại cũng sẽ có quý nhân phù trợ, chỉ đường dẫn lối để đạt được cuộc sống viên mãn.

Mỗi người sẽ may mắn theo một khía cạnh riêng tùy vào giờ hoàng đạo mà họ được sinh ra. Có người nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp và thành công rực rỡ. Có người lại may mắn trong đường tình duyên và có cuộc sống hôn nhân tràn ngập hạnh phúc. Như vậy người sinh vào giờ hoàng đạo khác nhau sẽ gặp được may mắn khác nhau.

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã nắm được khái niệm giờ hoàng đạo là gì và ý nghĩa của nó. Hãy chọn những khung giờ hoàng đạo để cử hành công việc quan trọng. Những công việc được tiến hành vào ngày giờ hoàng đạo đều sẽ thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *