Những Người Có Một Số Bệnh Nhất Định | CDC

Các tình trạng bệnh

  • Danh sách này được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái và không theo thứ tự về mức độ rủi ro.
  • CDC đã hoàn thành một quy trình xem xét bằng chứng cho từng tình trạng bệnh trên danh sách này để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chí để được đưa vào danh sách này. CDC tiến hành đánh giá liên tục về bệnh nền bổ sung và một số bệnh này có thể có đủ bằng chứng để được thêm vào danh sách.
  • Vì chúng ta đang tìm hiểu thêm về COVID-19 mỗi ngày, nên danh sách này không bao gồm tất cả các bệnh khiến một người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn do COVID-19. Bệnh hiếm gặp​​​​​​​, bao gồm nhiều bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, có thể không được liệt kê ở bên dưới. Danh sách này sẽ được cập nhật khi khoa học tiến bộ hơn.
  • Người mắc bệnh không được liệt kê vẫn có thể phải chịu nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19​​​​​​​ cao hơn những người ở độ tuổi tương đương nhưng không mắc bệnh và ​​​​​​​nên họ nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình.

Ung thư

Mắc ung thư có khả năng khiến quý vị mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 nhiều hơn. Việc điều trị cho nhiều loại ung thư có thể khiến khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể quý vị bị yếu đi. Hiện tại, dựa trên các nghiên cứu sẵn có, có tiền sử mắc ung thư có thể làm tăng nguy cơ của quý vị.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Ung thư | CDC
  • Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ: Người Mắc Ung Thư Nên Biết Điều Gì Về Vi-rút Coronaexternal icon

Bệnh thận mãn tính

Mắc bệnh thận mãn tính ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Bệnh thận mãn tính
  • Tổ Chức Thận Quốc Gia: Bệnh thận và COVID-19external icon

Bệnh gan mãn tính

Mắc bệnh gan mãn tính, chẳng hạn như bệnh gan do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan tự miễn và đặc biệt là xơ gan, hoặc sẹo ở gan, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Bệnh gan | NIDDK (nih.gov)external icon
  • Tổ Chức Gan Hoa Kỳ: Gan & COVID-19external icon

Bệnh phổi mãn tính

Mắc bệnh phổi mãn tính có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Bệnh phổi mãn tính có thể bao gồm:

  • Hen suyễn, nếu mức độ từ trung bình đến nặng
  • Giãn phế quản (cuống phổi dày lên)
  • Loạn sản phế quản phổi (bệnh phổi mãn tính ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh)
  • Bệnh thuyên tắc phổi mãn tính (COPD), bao gồm khí thũng và viêm phế quản mãn tính
  • Mô phổi bị tổn thương hoặc sẹo hóa, ví dụ như bệnh phổi kẽ (bao gồm xơ phổi vô căn)
  • Xơ nang, với phổi hoặc cơ quan thể rắn khác được cấy ghép hoặc không
  • Thuyên tắc động mạch phổi (máu đông trong phổi)
  • Bệnh tăng huyết áp phổi (áp huyết tăng ở phổi)

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • COPD | CDC
  • Hen suyễn | CDC
  • Người mắc bệnh hen suyễn từ trung bình đến nghiêm trọng | CDC
  • Hiệp Hội Phổi Hoa Kỳ: Kiểm Soát Bệnh Phổi Mãn Tính Giữa Đại Dịch COVID-19 external icon
  • Xơ nang | CDC

Mất trí nhớ hoặc bệnh thần kinh khác

Mắc bệnh thần kinh, ví dụ như mất trí nhớ, có thể làm khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19​​​​​​​.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Mất trí nhớ | CDC
  • Hiệp Hội Alzheimer’s: COVID-19, Alzheimer’s Và Mất Trí Nhớ external icon

Tiểu đường (tuýp 1 hoặc tuýp 2)

Mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Bệnh tiểu đường | CDC
  • Hiệp Hội Bệnh Tiểu Đường Hoa Kỳ: COVID-19 tác động như thế nào đến những người bị tiểu đườngexternal icon

Hội chứng Down

Việc mắc hội chứng Down có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Hội chứng Down | CDC
  • Tổ chức toàn cầu về hội chứng Downexternal icon
  • Hội Nghiên Cứu Hội Chứng Down Quốc Gia: COVID-19 và hội chứng Downexternal icon

Bệnh tim

Việc mắc các bệnh tim mạch như suy tim, bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim hoặc khả năng huyết áp cao (cao huyết áp) có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Bệnh tim | CDC
  • COVID-19 | Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳexternal icon

Nhiễm HIV

Việc nhiễm HIV (Vi-rút Gây Suy Giảm Miễn Dịch ở Người) có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Nhiễm HIV | CDC
  • Hướng Dẫn Tạm Thời Về COVID-19 Và Người Có HIVbiểu tượng bên ngoài

Tình trạng suy giảm miễn dịch (hệ thống miễn dịch suy yếu)

Hệ miễn dịch suy yếu có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Nhiều bệnh và phương pháp điều trị có thể khiến một người bị suy giảm miễn dịch hoặc hệ miễn dịch yếu đi. Tình trạng suy giảm miễn dịch tiên phát có nguyên nhân là sai sót di truyền có thể mang tính kế thừa. Việc sử dụng corticosteroid hoặc các loại thuốc làm suy yếu miễn dịch khác trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch thứ phát hoặc mắc phải.

Những người đang có bệnh hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch thì có thể không được bảo vệ ngay cả khi đã được tiêm chủng đầy đủ. Họ nên tiếp tục thực hiện tất cả các các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị cho những người chưa được chủng ngừa, bao gồm cả việc đeo khẩu trang vừa khớp mặt, cho đến khi được nhà cung cấp dịch vụ y tế đưa ra lời khuyên khác.

Những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm ở mức trung bình tới nghiêm trọng nên tiêm liều bổ sung vắc-xin mRNA COVID-19 ít nhất 28 ngày sau liều thứ hai.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Các loại bệnh suy giảm miễn dịch tiên phátexternal icon
  • Tổ chức Jeffrey Modellexternal icon
  • Tổ Chức Nghiên Cứu Suy Giảm Miễn Dịchexternal icon
  • Tình trạng suy giảm miễn dịch tiên phát (PI) | CDC

Bệnh tâm thần

Việc bị rối loạn tâm trạng, bao gồm cả trầm cảm và rối loạn phổ tâm thần phân liệt có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • NIMH »Nguồn thông tin có thể chia sẻ để ứng phó với COVID-19 (nih.gov)external icon
  • NIMH » Trầm cảm (nih.gov)external icon
  • Rối loạn tâm trạng | ncvanhoa.org.vnxternal icon

Thừa cân và béo phì

Thừa cân (được xác định là chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 25 kg/m2 nhưng < 30 kg/m2), béo phì (BMI ≥ 30 kg/m2 nhưng < 40 kg/m2), hoặc béo phì quá mức (BMI of ≥ 40 kg/m2), có thể làm cho quý vị dễ mắc bệnh nặng vì COVID-19 hơn. Nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng tăng mạnh khi BMI tăng lên.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Béo phì | CDC
  • Béo phì, chủng tộc/dân tộc và COVID-19 | CDC
  • Liên Minh Hành Động về Bệnh Béo Phì: COVID-19 và bệnh béo phìexternal icon

Thai kỳ

Người mang thai và gần đây có mang thai (trong ít nhất 42​​​​​​​ ngày kể từ khi kết thúc thai kỳ) thường có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn so với người không mang thai.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Người mang thai và gần đây có mang thai | CDC
  • Bộ công cụ dành cho người mang thai và người mới làm cha mẹ | CDC
  • Tìm Hiểu về Tác Động của COVID-19 trong Thai Kỳ | CDC

Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hay tan máu bẩm sinh

Các chứng rối loại máu hemoglobin như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (SCD) hoặc tan máu bẩm sinh có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm | CDC
  • Bệnh tan máu bẩm sinh | CDC

Hút thuốc, hiện tại hoặc trước đây

Việc hút thuốc lá hiện tại hoặc trước đây có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Nếu quý vị hiện đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc. Nếu quý vị đã từng hút thuốc, đừng bắt đầu lại. Nếu quý vị chưa bao giờ hút thuốc, đừng hút thuốc.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Hút thuốc & sử dụng thuốc lá | CDC
  • Cách cai thuốc lá | Bỏ thuốc | Lời khuyên từ những người từng hút thuốc | CDC
  • Lợi ích của việc cai thuốc lá đối với sức khỏe | CDC

Cấy ghép tạng hoặc tế bào máu gốc

Tiền sử cấy ghép tạng hoặc tế bào máu gốc, bao gồm cấy ghép tủy xương, có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • An toàn trong cấy ghép | CDC
  • Thông tin về COVID-19 cho cộng đồng cấy ghépexternal icon

Đột quỵ hay bệnh mạch máu não, có ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên não

Có bệnh mạch máu não, chẳng hạn như đột quỵ, có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Đột quỵ | CDC
  • Loạt bài phát thanh về đột quỵ liên quan đến COVID-19 dành cho bệnh nhân và người chăm sóc external icon

Rối loạn sử dụng chất kích thích

Việc bị rối loạn sử dụng chất kích thích (như rối loạn sử dụng rượu bia, opioid hoặc cocaine) có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Cách nhận biết rối loạn sử dụng chất kích thíchexternal icon
  • Sử dụng ma túy quá liều | Trung tâm chấn thương | CDC

Bệnh lao phổi

Mắc bệnh lao phổi có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tìm hiểu thêm thông tin:

  • Thông tin cơ bản về bệnh lao phổi | TB | CDC
  • Trường hợp khẩn cấp về sức khoẻ công | TB | CDC

Đầu Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *