Bạn có nên lo lắng về ánh sáng xanh? | Vinmec

Sự khó chịu của một số người sau khi nhìn vào màn hình rất có thể là bởi hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số. Hầu hết chúng ta chớp mắt ít hơn khi nhìn vào màn hình, gây nên tình trạng mỏi và khô mắt.

Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể, chu kỳ thức và ngủ tự nhiên của chúng ta. Vào ban ngày, ánh sáng xanh đánh thức chúng ta và kích thích chúng ta. Nhưng việc tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều vào đêm khuya từ điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính có thể khiến bạn cảm thấy khó ngủ hơn.

Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên cố gắng giới hạn thời gian tiếp xúc với màn hình trong vòng 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ. Nhiều thiết bị có cài đặt ban đêm giúp giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối.

Mặc dù mọi người thường tiếp xúc với nguồn ánh sáng xanh từ máy tính và điện thoại, tuy nhiên, nguồn ánh sáng xanh lớn nhất là ánh sáng mặt trời. Các nguồn khác bao gồm ánh sáng huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang compact và ánh sáng LED. Tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình ít hơn nhiều so với ánh sáng xanhh từ mặt trời. Ánh sáng xanh có hại cho mắt, tuy nhiên nó cũng không gây hại nhiều hơn so với nguồn ánh sáng xanh từ mặt trời.

Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, tổn thương ở mắt và ung thư. Tuy nhiên các tác dụng của ánh sáng xanh vẫn đang được nghiên cứu.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng không tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển thị lực. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời cũng có thể làm tăng nguy cơ cận thị (cận thị) ở thanh thiếu niên và thanh niên.

Cấu trúc trước của mắt ở người trưởng thành (giác mạc và thủy tinh thể) rất hiệu quả trong việc ngăn chặn tia UV chiếu đến võng mạc, nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau nhãn cầu. Trên thực tế dưới 1% bức xạ UV từ mặt trời đến võng mạc, ngay cả khi bạn không đeo kính râm.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, đeo kính râm rất quan trọng để bảo vệ các bộ phận của mắt khỏi tổn thương có thể dẫn đến tổng thương mắt…

Mặt khác, hầu như tất cả ánh sáng xanh có thể nhìn thấy đều đi qua giác mạc và thấu kính đến võng mạc.

2.1 Tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Thực tế là ánh sáng xanh xuyên qua võng mạc (lớp lót bên trong của mắt) rất quan trọng, bởi vì các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có thể làm hỏng các tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc.

Ánh sáng xanh có hại cho mắt, điều này gây ra những thay đổi tương tự như thoái hóa điểm vàng, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định lượng ánh sáng xanh tự nhiên và nhân tạo được coi là quá nhiều với võng mạc khi nào, nhiều chuyên gia chăm sóc mắt lo ngại rằng việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị kỹ thuật số khác có thể tăng lên nguy cơ thoái hóa điểm vàng của một người sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *